Tại Sudan Kevin Carter

Tháng 3 năm 1993, Robert Hadley là thành viên của Chiến dịch Liên hợp quốc Lifeline Sudan đã cho João Silva có cơ hội để đến Sudan và báo cáo về tình hình nạn đói ở Nam Sudan cùng với phe nổi dậy trong cuộc nội chiến ở khu vực đó. [4] Silva nói với Carter rằng anh ta cảm thấy đây là cơ hội để mở rộng sự nghiệp tự do của mình và sử dụng công việc là cách để giải quyết các vấn đề cá nhân. [5] Chiến dịch Lifeline Sudan đang gặp khó khăn về tài chính,[6] và LHQ tin rằng việc công khai tình trạng đói kém và nhu cầu của khu vực sẽ giúp các tổ chức viện trợ duy trì nguồn vốn. Silva và Carter là những người theo chủ nghĩa phi chính trị và họ chỉ mong muốn được chụp ảnh. [7]

Sau khi bay đến Nairobi, cả hai phát hiện ra rằng cuộc giao tranh mới ở Sudan sẽ buộc họ phải chờ đợi ở thành phố đó vô thời hạn. Trong suốt khoảng thời gian này, Carter đã cùng với LHQ đi đến Juba ở miền nam Sudan để chụp ảnh một chiếc sà lan chở lương thực cho khu vực. Ngay sau đó, Liên Hợp Quốc nhận được sự cho phép từ một nhóm phiến quân bay viện trợ lương thực cho Ayod. Hadley mời Silva và Carter bay đến đó cùng anh ta. [8] Khi ở Ayod, Silva và Carter tách ra để chụp ảnh các nạn nhân của nạn đói, họ thảo luận với nhau về những tình huống gây sửng sốt mà họ đang chứng kiến. Silva thấy rằng những người lính nổi dậy có thể đưa anh ta đến với người có quyền lực. Carter tham gia cùng anh ta. Một trong những người lính, không nói được tiếng Anh, rất thích đồng hồ đeo tay của Carter. Carter đã tặng anh ta chiếc đồng hồ rẻ tiền đó như một món quà. [9] Những người lính phục vụ Silva và Carter như những người vệ sĩ của họ. [10] [11]

Bức ảnh đoạt giải Pulitzer ở Sudan

Carter chụp được một bức ảnh một bé gái gầy gò ốm yếu nằm gục trên đất vì đói, trong khi một con kền kền đang chực chờ đói khát định lao vào, đợi cho đến khi cô bé chết thì nó sẽ tới và rỉa thịt. Anh nói với Silva rằng anh cảm thấy sốc trước tình huống trước mặt. Anh đã chụp lại khoảnh khắc định mệnh ấy và đuổi con kền kền đi. Vài phút sau, Carter và Silva lên một chiếc máy bay nhỏ của LHQ và rời Ayod đến Kongor. [12]

Bức ảnh ''Kền kền chờ đợi" sau đó đã được đăng trên tờ The New York Times đầu tiên vào ngày 26 tháng 3 năm 1993, đã khiến cho toàn thế giới ám ảnh và gây ra làn sóng phẫn nộ lớn trong dư luận. Hàng trăm người đã gọi điện tới tòa soạn để hỏi thăm về số phận của cô bé. The New York Times nói rằng theo lời của Carter, "cô bé đã hồi phục để tiếp tục chuyến đi của mình sau khi con kền kền bị xua đuổi" nhưng không biết liệu cô bé có đến được trạm cứu trợ lương thực của Liên Hợp Quốc hay không. " [13] Vào tháng 4 năm 1994, bức ảnh đã giành được giải thưởng Pulitzer cho Ảnh vấn đề sự kiện.[14]

Vào năm 2011, cha của đứa bé đã tiết lộ rằng đứa trẻ là một cậu bé tên là Kong Nyong. Cậu bé đã được chăm sóc bởi trạm cứu trợ lương thực của Liên Hợp Quốc. Nhưng Nyong đã chết vì bệnh sốt bốn năm trước đó (khoảng 2007) - theo gia đình.[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kevin Carter http://www.savatage.com/bandinfo/faq3.html http://100photos.time.com/photos/kevin-carter-star... http://content.time.com/time/magazine/article/0,91... http://www.timporter.com/firstdraft/archives/00007... http://www.elmundo.es/elmundo/2011/02/18/comunicac... https://books.google.com/books?id=-NydCwAAQBAJ https://books.google.com/books?id=_6cyzX7DzYkC&dq https://books.google.com/books?id=boPSAAAACAAJ&dq= https://www.nytimes.com/1993/03/30/nyregion/editor... https://www.nytimes.com/imagepages/2009/04/15/arts...